Thật giả về nữ quyền trong phim truyền hình Hàn Quốc: Bức tranh chưa hoàn chỉnh (Bài 2) - Dạy Nghề Tóc

Breaking News

Thật giả về nữ quyền trong phim truyền hình Hàn Quốc: Bức tranh chưa hoàn chỉnh (Bài 2)

Bức tranh chưa hoàn chỉnh về nữ quyền

Ngày càng có nhiều người đồng tình rằng, phim truyền hình Hàn Quốc đã thay đổi về quan niệm nữ quyền, nữ giới ngày càng được ca ngợi. Tuy nhiên, lý do dẫn tới các thay đổi đó vẫn được bàn luận. Theo CNN, nguyên nhân có thể tới từ việc số lượng phụ nữ ngày càng xuất hiện nhiều ở cấp điều hành sản xuất. Nhiều nền tảng phát trực tuyến và kênh truyền hình mới ra đời khiến sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động tăng lên. 

Ngoài ra, động lực thành lập gia đình thay đổi, ảnh hưởng của truyền thông nước ngoài đối với các nhà văn và việc được tiếp cận internet một cách đơn giản giúp phụ nữ phản hồi về các bộ phim truyền hình mà mình yêu thích dễ dàng hơn. 

Tại Hàn Quốc, những người ủng hộ phong trào nữ quyền như nhà phê bình văn hóa đại chúng Hwang Jin Mi và nhà biên kịch Kim Hyo Min, cũng chỉ ra những điểm đáng lưu ý trong làn sóng nữ quyền mới nhất tại Hàn Quốc.

Thật giả về nữ quyền trong phim truyền hình Hàn Quốc: Bức tranh chưa hoàn chỉnh (Bài 2) - Ảnh 1.

Một người phụ nữ đặt hoa tại đài tưởng niệm người phụ nữ xấu số. (Ảnh: IT).

Vào năm 2016, vụ sát hại dã man một phụ nữ trong phòng tắm ở quận Gangnam của Seoul đã châm ngòi cho một phong trào được mô tả là "khởi động lại nữ quyền" của đất nước. Bên cạnh đó, nó được được cổ vũ bởi phong trào #MeToo trên toàn thế giới. Sự thay đổi đã được đánh dấu bằng các cuộc biểu tình phản đối mạnh mẽ của hàng ngàn người, sự chia rẽ chính trị và sự phản kháng từ một phong trào tương tự tới từ nam giới.

Phim truyền hình Hàn Quốc từ lâu đã được viết kịch bản và xem bởi phụ nữ. Năm 2018, Hiệp hội Nhà văn Phát sóng của đất nước ước tính rằng 94,6% biên kịch truyền hình là phụ nữ. Nhưng do "khởi động lại nữ quyền", phụ nữ cảm thấy cần đoàn kết với nhau và họ sở hữu nhiều quyền để bày tỏ mối quan tâm của họ về vấn đề giới tính. Đặc biệt là việc sử dụng những câu chuyện đề cập đến chủ đề này đặc biệt gây được tiếng vang với khán giả nữ.

"Điều này được phản ánh một năm sau vụ giết người ở Gangnam, khi phụ nữ đổ xô đi mua "Kim Ji Young, sinh năm 1982", cuốn sách về một bà nội trợ bình thường chiến đấu với chứng trầm cảm, phân biệt giới tính và bất bình đẳng. Cuốn tiểu thuyết về nữ quyền đã trở thành sách bán chạy quốc tế và được chuyển thể thành phim ăn khách vào năm 2019. Thành công của cả cuốn sách và bộ phim đã chứng minh sự quan trọng của phụ nữ đối với truyền thông", Hwang nói thêm.

Thật giả về nữ quyền trong phim truyền hình Hàn Quốc: Bức tranh chưa hoàn chỉnh (Bài 2) - Ảnh 2.

Một cảnh trong phim "Kim Ji Young, sinh năm 1982". (Ảnh: IT).

Kim Hyo Hin là một trong những tác giả của kịch bản chuyển thể cuốn sách. Cô nhắc lại tầm quan trọng của "Kim Ji Young, sinh năm 1982", nhấn mạnh thành công của cuốn tiểu thuyết là do khao khát được công nhận của phụ nữ tại Hàn Quốc. 

"Phụ nữ ngày nay không chỉ muốn thấy mình được miêu tả một cách ưu ái. Họ muốn nhìn thấy những người phụ nữ có thể làm bất cứ điều gì, ngay cả khi đó là dối trá, gian lận và tranh giành quyền lực", cô nói thêm.

Hwang Jin Mi là nhà phê bình bộ phim truyền hình Hàn Quốc cho nhiều ấn phẩm khác nhau. Cô cho biết, câu hỏi đặt ra là liệu các bộ phim có thể được coi là nữ quyền hay không, phụ thuộc vào việc các nhân vật nữ có quyền kiểm soát cuộc sống của họ hay không và cách họ được thể hiện. Ví dụ hai nhân vật nữ trò chuyện về chủ đề gì ngoài đàn ông? Nhưng cô tin rằng, cho dù nhãn "nữ quyền" mang tính tức cực, nhiều nhà mạng phát hành phim vẫn cảm thấy khó chịu khi sử dụng nó đối với tác phẩm của mình phát hành.

Nhân viên một hãng phim hàng đầu của Hàn Quốc nói với CNN rằng, khó có ai trong ngành có thể thấy an toàn khi "dán nhãn" các sản phẩm của họ là ủng hộ nữ quyền. "Ví dụ, nếu bạn sử dụng một hình ảnh được hiểu là nữ quyền, nó có thể gây tranh cãi trên mạng xã hội. Nếu bạn xin lỗi vì đã đăng một hình ảnh nữ quyền, thì phía phụ nữ sẽ rất tức giận và điều đó gây ra rất nhiều vấn đề", người này nói.

Các chuyên gia của Đại học Toronto cho biết, các công ty sản xuất phim Hàn Quốc cũng giống như các doanh nghiệp khác đang cố gắng tiếp cận nhiều khán giả chính thống, thường tránh gắn liền với chủ nghĩa nữ quyền vì đó là một vấn đề gây chia rẽ. Cô nói thêm, không giống như ở Bắc Mỹ, nơi nhãn hiệu "nữ quyền" thường được coi là tích cực, thuật ngữ này thường được sử dụng một cách miệt thị để ám chỉ sự bạc bẽo ở Hàn Quốc.

Nét tươi mới về nữ quyền trong phim truyền hình Hàn Quốc

Một số chuyên gia trong ngành lập luận rằng, phim truyền hình Hàn Quốc đang cải thiện vai diễn phụ nữ đơn giản chỉ vì làm như vậy dễ thu hút khán giả. Giám đốc tiếp thị của ENA cho biết: "Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo" trở nên nổi tiếng chủ yếu bởi vì nó nói về chiến thắng của một kẻ yếu thế. Nhưng nhân vật chính là một phụ nữ cũng là một tín hiệu đáng mừng rồi. Ở Hàn Quốc, đã có rất nhiều bộ phim về luật sư nam, vì vậy tôi không nghĩ một bộ phim như vậy sẽ mang lại cảm giác mới mẻ như vậy".

"Trong quá khứ, nam giới đóng đủ mọi thể loại, từ thám tử, xã hội đen cho đến thẩm phán. Họ đã hết cốt truyện liên quan đến nam giới, vì vậy một câu chuyện sẽ cảm thấy mới mẻ chỉ bằng cách thay thế câu diễn viên nam bằng phụ nữ", cô nói. Cô tin rằng các hãng phim sử dụng nhiều nhân vật nữ hơn để tăng lượng người xem hơn là thay đổi về mặt tư duy. Nhưng đó không phải là một điều xấu, về bản chất một nhân vật nữ sẽ mang lại các thông điệp nữ quyền.

Đối với Hwang Jin Mi, bước tiếp theo của phim truyền hình này là chấp nhận nhiều loại hình cơ thể, đặc điểm riêng của mỗi người hơn. "Thẩm mỹ của người Hàn Quốc không cho phép một người không đẹp xuất hiện trên truyền hình, nhưng điều đó cũng sẽ thay đổi trong tương lại", Hwang nhận định.

Những giá trị đang thay đổi này đã được cảm nhận vượt ra ngoài biên giới Hàn Quốc khi phim truyền hình nước này ngày càng phổ biến ở nước ngoài.

Ở Ấn Độ, nơi mà sự hâm mộ các bộ phim Hàn Quốc bùng nổ trong những năm gần đây, khán giả bị thu hút bởi sức mạnh của các nhân vật nữ chính. Nhật báo The Hindu mô tả họ là "những phụ nữ tuyệt vời". Nhà báo Sheila Kumar viết: "Trong một xã hội đầy rẫy những điều cấm kỵ xã hội giống như của chúng ta, nhưng những cô gái trẻ hẹn hò và cuối cùng kết hôn với những người đàn ông mà cha mẹ họ hoàn toàn không chấp nhận". 

Trong danh sách tổng hợp những vai chính truyền cảm hứng cho phim truyền hình Hàn Quốc của tạp chí Tatler Asia, nhà văn người Philippines Jianne Soriano đã viết: "Trong thế giới của phim truyền hình Hàn Quốc, chúng ta có thể tin tưởng vào phụ nữ, cho dù đó là đứng lên chống lại những kẻ cầm quyền hay thay đổi những quan niệm xưa cũ về chính họ".

Tuy nhiên, đối với một số người, những bộ phim này có thể làm nổi bật sự khác biệt giữa cuộc sống của phụ nữ trên phim truyền hình và thực tế của Hàn Quốc ngày nay. Như nhà văn Tammy Kim đã nói trên podcast mà cô đồng tổ chức: "Đã đến lúc nói lời tạm biệt "Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo", những bộ phim như vậy có thể sẽ gây ra những kỳ vọng không thực tế trong một lĩnh vực nghề nghiệp đầy rẫy bất bình đẳng giới như luật sư".

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi