Hiến chương Phật giáo sửa đổi cấm Tăng, Ni mang theo tài sản của chùa khi hoàn tục như thế nào? - Dạy Nghề Tóc

Breaking News

Hiến chương Phật giáo sửa đổi cấm Tăng, Ni mang theo tài sản của chùa khi hoàn tục như thế nào?

Hiến chương Phật giáo sửa đổi không cho phép Tăng, Ni mang theo tài sản của chùa khi hoàn tục

Thời gian qua, nhiều vụ việc lùm xùm liên quan đến việc sử dụng tiền công đức ở các chùa và nhiều hành vi ứng xử không chuẩn mực của một số vị sư đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhiều tín đồ, Phật tử mong muốn Giáo hội sớm thắt chặt kỷ cương và ban hành nhiều giới luật mới để ngăn chặn tình trạng này. Và Hiến chương của GHPGVN được trình bày tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã tu chỉnh và đưa ra nhiều quy định mới. 

Hiến chương Phật giáo sửa đổi ngăn cấm Tăng, Ni mang theo tài sản của chùa khi hoàn tục như thế nào? - Ảnh 1.

Thượng tọa Thích Đức Thiện đọc tờ trình Hiến chương tu chỉnh lần thứ 7 tại Đại hội Phật giáo toàn quốc 2022. Ảnh: Quảng Tâm.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Nội dung Đại hội thì việc sửa đổi Hiến chương nhằm hoàn thiện Hiến chương theo hướng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và tầm nhìn, định hướng tương lai hoạt động Phật sự của Giáo hội.

Dự thảo Hiến chương sửa đổi về căn bản kế thừa các nội dung, điều khoản của Hiến chương hiện hành. Dự thảo có 14 chương và 87 điều, nhiều hơn 1 chương và 16 điều so với Hiến chương hiện hành. Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Về vấn đề tài sản, Hiến chương quy định, chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường… là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (gọi chung là tự viện). Tự viện đang hoạt động hợp pháp theo quy định của Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước được thành lập Ban Quản trị tự viện. Ban Quản trị tự viện là tổ chức tôn giáo trực thuộc cấp cơ sở của GHPGVN, chịu sự quản lý và sự lãnh đạo thống nhất của Giáo hội cấp trên theo Hiến chương và Quy chế của Giáo hội.

Hiến chương Phật giáo sửa đổi ngăn cấm Tăng, Ni mang theo tài sản của chùa khi hoàn tục như thế nào? - Ảnh 2.

Toàn cảnh phiên đại hội chiều ngày 28/11 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Ảnh: Quảng Tâm.

Ban Quản trị tự viện do Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh bổ nhiệm sau khi thống nhất với Ban Thường trực Ban Trị sự cấp huyện về nhân sự để điều hành Phật sự. Ban Quản trị tự viện là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự tại tự viện.

Ban Quản trị tự viện gồm 3 hoặc 5 thành viên thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Quản trị tự viện do Hội đồng Trị sự GHPGVN ban hành, gồm các chức danh: Trưởng ban do trụ trì đảm nhiệm; Phó trưởng ban; thư ký; thủ quỹ; kiểm soát.

Trưởng ban và Phó trưởng ban Quản trị tự viện là Tăng, Ni. Các thành viên khác của Ban Quản trị tự viện là Tăng, Ni, hoặc cư sĩ, tín đồ Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, có đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc.

Ban Quản trị tự viện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật sự tại tự viện theo sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên. Tổ chức triển khai, đôn dốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại tự viện. Quản lý và sử dụng con dấu Ban Quản trị tự viện. Mở tài khoản tự viện tại ngân hàng; lập hệ thống sổ sách quản lý thu chi tiền công đức, tài trợ cho tự viện. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị tự viện là 5 năm, tương ứng với kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam cấp huyện.

Hiến chương Phật giáo sửa đổi ngăn cấm Tăng, Ni mang theo tài sản của chùa khi hoàn tục như thế nào? - Ảnh 3.

Hòa thượng Thích Huệ Thông đọc tham luận tại Đại hội. Ảnh: Quảng Tâm.

Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Thư ký Hội đồng Trị sự kiêm Chánh VP II cho biết thêm rằng, Hiến chương lần này quy định rất rõ về vấn đề liên quan đến tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc GHPGVN và tài sản của Tăng, Ni để tránh những tình trạng sử dụng tiền của Tam Bảo làm của riêng. Theo đó, trước đây Hiến chương không quy định chuyện tài sản, nhưng Nội quy Ban Tăng sự của giáo hội đã quy định rõ, nếu Tăng, Ni đang ở chùa, muốn sở hữu tài sản riêng phải chứng minh được tài sản là của riêng mình như tài sản do cha mẹ, anh chị em cho tặng hay do Phật tử cúng dường riêng cho Tăng, Ni… Còn nếu không chứng minh được, toàn bộ tài sản đều thuộc của Tam Bảo thì khi hoàn tục mà nói đó là tài sản riêng để mang đi Giáo hội không chấp nhận.

Trước đó, Ban Tăng sự Trung ương có hẳn một chương quy định Tài sản tự viện. Theo đó, tại điều 26 về sở hữu tự viện có ghi rõ, tự viện là giáo sản của GHPGVN và chịu sự quản lý của GHPGVN. Tài sản của Tự viện là tài sản chung hợp nhất không thể phân chia.

Tại Điều 27 về quản lý tài sản tự viện: Tự viện là giáo sản, là sở hữu chung của cộng đồng do GHPGVN đại diện làm chủ sở hữu duy nhất. Trụ trì, hoặc Ban Hộ tự (tự viện chưa có trụ trì) là người được GHPGVN giao quyền sử dụng, quản lý Tự viện theo Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước. Quyền định đoạt tài sản tự viện do Giáo hội nắm giữ.

Tại Điều 28 về sử dụng tài sản tự viện: Trụ trì, hoặc Ban Hộ tự được quyền sử dụng tài sản gắn liền với tự viện vào các hoạt động Phật sự, sinh hoạt, tu học của Tăng, Ni; phục vụ lợi ích chung của Giáo hội và cộng đồng xã hội. Không được sử dụng tài sản Tự viện vào việc lợi ích cá nhân.

Điều 29 về định đoạt tài sản tự viện: Chỉ có Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự tỉnh mới có quyền định đoạt tài sản của tự viện. Trụ trì, hoặc Ban Hộ tự không có quyền định đoạt tài sản Tự viện. Các tài sản tự viện do cá nhân Trụ trì đứng tên theo giấy khai sinh sau khi được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì, những tài sản đó thuộc tài sản của Tự viện.

Các tài sản khác do cá nhân trụ trì sản xuất, kinh doanh hợp pháp, người khác tặng, cho hợp pháp theo pháp luật Nhà nước trước khi được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì, không bị chi phối bởi điều 27, 28 Nội quy này.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có 4 cấp

Điều 11 Hiến chương hiện hành quy định hệ thống tổ chức GHPGVN gồm 3 cấp: Cấp Trung ương (Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự); cấp tỉnh, thành phố (Ban Chứng minh và Ban Trị sự); cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Ban Chứng minh và Ban Trị sự).

Hiến chương Phật giáo sửa đổi ngăn cấm Tăng, Ni mang theo tài sản của chùa khi hoàn tục như thế nào? - Ảnh 5.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đã lấy biểu quyết thông qua Hiến chương sửa đổi lần thứ 7. Ảnh: Quảng Tâm.

Hiến chương tu chỉnh bổ sung cấp cơ sở là Ban Quản trị chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường. Trong dự thảo này, kiện toàn tổ chức và cụ thể hóa vai trò lãnh đạo tối cao của Hội đồng Chứng minh. Đổi tên Hội đồng Giám luật thuộc Hội đồng Chứng minh thành Ban Giám luật. Xây dựng quy chế hoạt động, tiêu chuẩn hóa thành viên Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh để nâng cao vị thế lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh đảm bảo sự thống nhất tổ chức Giáo hội giữa hai Hội đồng theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sửa đổi Hiến chương lần này cho phép áp dụng trường hợp đặc biệt đối với chư tôn đức là lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Trị sự khi đủ điều kiện tiêu chuẩn theo Hiến chương và theo yêu cầu, đề nghị của hai Hội đồng được tham gia vào Hội đồng Chứng minh. Sửa đổi này nhằm khẳng định tính thống nhất trong tổ chức Giáo hội. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự là chủ trương thống nhất kỷ cương của Giáo hội.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, dự thảo quy định rõ tổ chức tôn giáo trực thuộc và thành viên GHPGVN. Quy định về việc thành lập Ban khen thưởng – kỷ luật ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố. Quy định mức khen thưởng tuyên dương công đức cao bằng biểu tượng là "Tuyên dương công đức Phật Hoàng Trúc Lâm". Hiến chương cũng sửa đổi, điều chỉnh một số câu chữ, nội quy phù hợp với thực tiễn điều hành Phật sự và sự ổn định phát triển Giáo hội lâu dài trong tương lai. Bổ sung GHPGVN cấp cơ sở.

Kết thúc phiên làm việc thứ 2 của Đại hội, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Tri sự, Trưởng ban Nhân sự Đại hội IX đã lấy biểu quyết trước Đại hội và thống nhất thông qua Hiến chương sửa đổi lần thứ 7.

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi