Trung Dũng “Gạo nếp gạo tẻ“: Tôi không cô độc kể cả khi không kết hôn - Dạy Nghề Tóc

Breaking News

Trung Dũng “Gạo nếp gạo tẻ“: Tôi không cô độc kể cả khi không kết hôn

Không chỉ tạo dấu ấn đặc biệt với vai Kiệt trong “Gạo nếp, gạo tẻ”  – một người đàn ông nhu nhược đến “phát bực”, Trung Dũng còn cho biết, anh học hỏi được khá nhiều đức tính tốt từ nhân vật đang làm mưa làm gió trên truyền hình này. Sau khi nếm trải nhiều cung bậc của cuộc sống, anh nhận thấy không nên đưa ra bất cứ định luật nào để áp đặt cho cuộc sống, nhất là trong đời sống tình cảm. Với anh, hãy để đời sống tình cảm được lên tiếng bằng tiếng nói riêng của nó và chỉ có thể đong đếm được giá trị ấy bằng chính tâm hồn của mỗi người.

PV: Lần đầu đóng vai một người đàn ông nhu nhược, cam chịu, khác biệt hoàn toàn với vẻ bề ngoài và cá tính mạnh mẽ, phóng khoáng của anh, hẳn đây là một thử thách rất lớn đối với anh? Phải mất bao nhiêu thời gian anh mới có thể nhập vai vào Kiệt trong “Gạo nếp gạo tẻ”?

Trung Dũng: Phải mất 1 tuần đầu tiên tôi “vật vã” với Kiệt, thậm chí “vật vã tranh đấu” với cả đạo diễn tôi mới có thể “coi” mình là Kiệt được. Bạn biết đấy, hỏi 10 người đàn ông chắc chỉ có một hai người có thể thông cảm với Kiệt mà thôi. Từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ đóng một vai nào như Kiệt. Đây là một vai rất khó vì nhân vật có nhiều đất diễn nhưng diễn không tốt sẽ trở nên nhàm chán, không tạo được dấu ấn gì. Với những vai diễn “hiền lành” kiểu như thế này, mặc dù xuất hiện nhiều đấy nhưng họ chỉ làm nền cho các vai diễn khác bởi họ chỉ dạ vâng, thưa gửi mà không có nhiều biến đổi về tâm lý. Đấy chính là khó khăn và cũng là áp lực của tôi trong tuần đầu tiên hoá thân vào nhân vật.

trung dung "gao nep gao te": toi khong co doc ke ca khi khong ket hon hinh 1
Diễn viên Trung Dũng

Ngay từ khi cầm kịch bản trên tay, tôi đã thấy nhân vật này gần như không có thật trong đời sống. Tôi đã nghĩ mình có thể thay đổi một chút về tính cách nhân vật khi mình ra hiện trường để nhân vật có thể gần gũi với thực tế hơn. Tuy nhiên, đạo diễn bộ phim là người trẻ, cũng là người kỹ lưỡng, đòi hỏi cao nên có những phân cảnh chúng tôi xung đột đến mức không thể tiếp tục diễn xuất. Khi đó, tôi khá sock và gần như không thể đưa được cảm xúc của mình vào nhân vật. Tôi cũng bị đạo diễn yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt việc xây dựng hình ảnh “đóng đinh cho nhân vật”, từ chuyện đi đứng, dáng ngồi. Điều này khiến tôi khá áp lực.

Một tuần đầu tiên, Kiệt làm khó tôi, gây áp lực tâm lý cho tôi bởi nó hoàn toàn khác biệt với những áp lực hay khó khăn của những vai diễn trước đây tôi đã tham gia. Phải mất một tuần đấu tranh tâm lý “khủng khiếp”, tôi mới có thể tìm được lối diễn phù hợp, để vừa lột tả hình mẫu nhân vật vừa không gây stress cho ê kip và cho chính mình. Đó chính là việc tôi đã để Kiệt bộc lộ mình qua giọng điệu, qua giọng nói, qua ánh mắt trong mỗi phân cảnh, và tôi biết tôi đã chọn đúng hướng.

Thật sự Kiệt là vai diễn thử thách tôi nhiều nhất, thử thách rất lớn về diễn biến tâm lý trong thể loại phim tình cảm gia đình. Sở dĩ tôi tạo được dấu ấn về vai diễn này là do tôi đã tập trung khai thác được điểm mạnh ở Kiệt. Đó chính là sự hy sinh vì gia đình, là sự hiếu thảo của Kiệt với cha mẹ.

PV: Trước một anh Kiệt dám chấp nhận bị coi thường cốt để bảo vệ sự bình yên trong gia đình, để không làm tổn thương con cái, anh có đồng tình với quan điểm con cái chính là mắt xích quan trọng nhất để bảo toàn một cuộc hôn nhân hay không?

Trung Dũng: Ở tầm tuổi này, tôi cũng đã trải qua nhiều cung bậc của cuộc sống. Tôi không đưa ra bất cứ định luật nào để áp đặt cho cuộc sống của mình, nhất là trong chuyện tình cảm. Với tôi, chuyện tình cảm chỉ có thể được đánh giá và được đo giá trị bằng chính tâm hồn của mỗi con người. Tôi thấy ngoài xã hội có nhiều chị em không dám ly hôn cho dù chồng có khuyết điểm, có lầm lỗi.

trung dung "gao nep gao te": toi khong co doc ke ca khi khong ket hon hinh 2

Theo tôi, lý do ngoài việc phụ nữ thiếu tự tin sau khi ly hôn còn là vì họ muốn con cái có sự đủ đầy cả cha cả mẹ. Họ nghĩ rằng con cái cần người cha trong nhà làm chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần. Cũng như nhân vật Kiệt vậy thôi, do Kiệt được sống trong một gia đình có tình yêu thương của cha, Kiệt được soi chiếu những giá trị đạo đức và tình cảm, trách nhiệm gia đình trong đó, nên khi gặp những ngang trái do mẹ vợ và vợ gây ra thì Kiệt đã chấp nhận cam chịu để mang đến cho các con cuộc sống tốt hơn. Và đằng sau đó tôi nhìn thấy ở Kiệt một sự bao dung, một sự hy sinh lớn lao mà không phải ai cũng làm được.

Tôi thấy Kiệt đúng ra là người đàn ông khôn khéo chứ không phải là người đàn ông nhu nhược hay tầm thường như mọi người vẫn nghĩ. Kiệt là người biết nhìn xa trông rộng, biết nhận thiệt thòi về mình để mang đến bình yên và hạnh phúc cho con cái mình. Tôi nghĩ, về điều này, khán giả cần nhìn nhận lại và đánh giá một cách thấu đáo về nhân vật Kiệt. Bản thân tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều từ Kiệt và vì thế tôi có chất xúc tác để thể hiện tốt nhất vai diễn này.

Về khía cạnh hôn nhân, tôi nghĩ mình đừng nên tính toán quá, nếu có thể được thì hãy cứ hy sinh và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được hạnh phúc. Bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng có nội tình của nó và chỉ có người trong cuộc mới biết chính xác nó là cái gì. Chính vì thế, chính họ mới là người quyết định số phận của cuộc hôn nhân đó chứ không phải là con cái hay lấy con cái ra làm mắt xích để giàng buộc nhau.

Nhân đây tôi cũng gửi gắm đến những người phụ nữ, rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chị em cũng không được buông lơi bản thân mình mà phải chuẩn bị cho mình tâm thế tốt nhất từ tâm hồn cho đến hình thức, phải tự lập trong mọi việc, và phải biết làm đẹp bản thân. Tôi rất thương những người phụ nữ vì quá hy sinh, vì quá lo cho chồng cho con mà quên đi việc dành thời gian cho bản thân mình.

Thậm chí tôi nghĩ, có những người phụ nữ khi lên giường đi ngủ rồi mà vẫn còn vương mùi bếp núc vì quá bận rộn. Điều này vô cùng nguy hiểm, nó sẽ “giết dần dần” cảm xúc của người đàn ông bên cạnh họ. Vì vậy, tôi rất muốn chị em phụ nữ hãy học cách tự lập, hãy biết rằng xung quanh mình còn có nhiều thứ ý nghĩa chứ không chỉ có người chồng. Chỉ có như thế thì người phụ nữ mới không bị áp lực trước câu chuyện ly hôn.

PC_Article_Middle

PV: Có phải sau khi nhìn thấy và trải nghiệm cuộc sống của nhân vật, sau sự nhập vai rất xuất sắc đó mà anh tiếp tục tôn thờ chủ nghĩa độc thân hay không?

Trung Dũng: Không. Tôi thấy, dù mình đã 46 tuổi nhưng tâm hồn của tôi chỉ như thanh niên 18 thôi, và tôi trân trọng từng ngày từng giờ trong hành trình cuộc sống của mình. Hồi trẻ thì tôi chưa cảm nhận rõ ràng ý nghĩa cuộc sống, nhưng sau khi trải qua rất nhiều giai đoạn của cuộc đời, tôi thấy cuộc sống này đẹp đẽ vô cùng, tôi phải biết trân quý và gìn giữ nó. Tôi luôn có tư duy tích cực khi nhìn vào cuộc sống, vì thế tôi không kết hôn không có nghĩa là tôi độc thân, bởi xung quanh tôi còn có rất nhiều người, tôi có bố, mẹ, anh chị em, tôi có những người bạn.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Nói chung tôi thấy tôi không cô đơn, tôi không cô độc kể cả khi tôi không kết hôn. Cá nhân tôi cho rằng, hôn nhân chẳng qua chỉ là sự ràng buộc về mặt pháp lý, là việc tạo niềm tin cho người nam và người nữ mà thôi. Hôn nhân không có ý nghĩa trong việc khẳng định bạn là ai, bạn có cô đơn hay cô độc trong thế giới này.

Nói vậy thôi, chứ biết đâu đến năm tôi 50, 60 tuổi tôi sẽ là chú rể trong một mối quan hệ mang tên hôn nhân thì sao? Thật ra trong sâu thẳm, tôi cũng muốn có một lần mình được trải nghiệm cái cảm giác hạnh phúc đó. Đám cưới dù to hay nhỏ, dù đông hay ít người thì cũng là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, và để đến khi sang thế giới bên kia thì cũng còn được “khai báo” là tôi đã kết hôn rồi. (Cười).

PV: Được biết anh từng nói rằng, ở tuổi của anh “yêu đương chỉ là vui chơi”? Anh có nghĩ mình nói như thế có hơi quá lời và sẽ bị nhận lại sự phản ứng không tích cực từ phía độc giả hay không?

Trung Dũng: Có thể bạn đang hiểu sai ý của tôi. Theo góc nhìn của tôi, đàn ông ở độ tuổi này không dễ dàng kết hôn. Đàn ông ngoài 35 tuổi có khi cũng đã ngại nói đến chuyện kết hôn rồi. Ở tuổi tôi, chỉ có thể nói hợp thì đến với nhau vui vẻ, không hợp thì chia tay. Lúc này, sự hẹn hò lãng mạn trong tình yêu không còn là vấn đề hàng đầu nữa, nó cũng không phải là mục tiêu sống nữa mà mục tiêu quan trọng chính là làm sao sống vui vẻ, sống có ý nghĩa. Việc hai người có đến với nhau cũng chỉ cần tôn trọng cá tính của nhau, có thể thăm hỏi nhau mà không nhất thiết bên cạnh nhau 24/24h, không nhất thiết phải có những cảm xúc yêu đương bay bổng, không ghen tuông, hờn giận giống như các bạn trẻ. Nếu như vậy thì sự yêu nó mệt mỏi lắm.

Tuổi trẻ các bạn có dư thừa thời gian để làm những việc thiên về cảm xúc đó, nhưng ở độ tuổi của tôi thì khác. Bên cạnh chuyện yêu đương còn có rất nhiều việc khác chiếm hữu thời gian của mình như là sự nghiệp, trách nhiệm với gia đình, người thân, trách nhiệm với xã hội. Và vì thế mà tôi không có nhiều thời gian để yêu đương bay bổng như các bạn trẻ. Thêm nữa, tuỳ vào độ tuổi mà người ta có thể hiểu câu nói của tôi theo các nghĩa khác nhau. Ở tuổi 40 trở lên họ có thể đồng cảm, còn các bạn trẻ thì không chấp nhận như vậy. Đó cũng là lẽ tự nhiên thôi mà.

trung dung "gao nep gao te": toi khong co doc ke ca khi khong ket hon hinh 3
Diễn viên Trung Dũng và Thúy Ngân trong phim "Gạo nếp gạo tẻ"

PV: Anh và Thuý Ngân từng bị đặt nghi vấn về chuyện “phim giả, tình thật”, thậm chí anh và Ngân đến giờ vẫn gọi nhau là vợ chồng? Anh có thể bật mí cho khán giả biết về điều này?

Trung Dũng: Tôi với Ngân hiện tại vẫn như vậy. Để gọi tên cho mối quan hệ tình cảm này tôi cũng không biết gọi rõ ràng nó là cái gì. Chỉ biết rằng anh em chúng tôi rất thân thiết với nhau. Có chuyện gì Ngân cũng chia sẻ với tôi, tôi có chuyện gì cũng gọi cho Ngân để nói chuyện. Thậm chí gần đây trong những sự kiện đi chung với nhau, chúng tôi thường trao đổi về công việc trước khi đi, có khi Ngân còn hỏi tôi mặc trang phục gì để cô ấy chọn trang phục cho phù hợp. Tôi chỉ có thể bật mí là hiện tại anh em chúng tôi khá thân thiết và có thể thân thiết mãi mãi. Cũng có thể một ngày nào đó chúng tôi lại tái hợp với nhau trong một bộ phim mới, có khi lại làm vợ chồng của nhau thì sao. (Cười) 

PV: Anh nói như thế có nghĩa là khán giả có quyền hy vọng, Trung Dũng sẽ là chú rể trong tương lai?

Trung Dũng: Tôi cũng mong được đến ngày đó, nhưng mà tôi nghĩ chuyện gì nó tới là nó sẽ tới thôi, mình không thể cưỡng cầu mà thành, mình cũng không nên trông mong hay kỳ vọng vào nó quá. Với tôi, hãy cứ để mọi việc thuận theo tự nhiên, nhất là chuyện tình cảm./.

Hạt Tiêu/VOV.VN

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi