Lễ cúng ông Công, ông Táo cần được quan tâm phát huy nét đẹp văn hóa - Dạy Nghề Tóc

Breaking News

Lễ cúng ông Công, ông Táo cần được quan tâm phát huy nét đẹp văn hóa

Hôm nay ngày 28/01, tức ngày 23 tháng Chạp, theo phong tục cổ truyền, người dân làm lễ tiễn ông Công ông Táo với mong muốn được xá tội trong năm cũ và bước sang một năm mới với thiện tâm, cầu mong sức khỏe, hạnh phúc và may mắn. Tuy nhiên đáng tiếc là hoạt động văn hóa tâm linh ý nghĩa này đến nay vẫn chưa được các địa phương và ngành chức năng quan tâm phát huy những nét đẹp vốn có.

Ngay từ sáng sớm, tại các chợ ở thành phố Hà Nội, những quầy bán cá chép làm lễ đã rất đông khách. Cá chép tiễn ông Công, ông Táo thường là cá chép vàng, với giá giao động từ 15 nghìn đến 40 nghìn đồng một bộ cá (3 con), tùy vào kích cỡ cá. Mức giá này có phần giảm hơn so với năm trước từ 5 đến 10 nghìn đồng một bộ.

le cung ong cong, ong tao can duoc quan tam phat huy net dep van hoa hinh 1
Phong tục thả cá.

Theo phong tục, lễ cúng ông Công, ông Táo thường đầy đủ các món mặn, món ngọt và không thể thiếu được trong lễ cúng là bộ cá chép sống 3 con và 3 bộ áo mũ ông Công ông Táo. Nếu không có cá chép sống có thể thay thế bằng cá chép giấy. Nhưng nhất thiết phải là cá chép, vì theo quan niệm dân gian, chỉ giống cá này mới có thể vượt vũ môn hóa rồng để đưa ông Công ông Táo về trời. Tuy nhiên việc sắm lễ cúng cũng không quá câu nệ, mỗi gia đình thường  làm theo suy nghĩ và tấm lòng của mình:

Quan niệm dân gian cho rằng, lễ cúng ông Công, ông Táo phải kết thúc trước chính ngọ tức 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp về trời trong ngày. Vì vậy hoạt động cúng lễ thường diễn ra rải rác từ ngày 20 tháng Chạp. Nhưng nhiều người cho rằng, phải cúng đúng ngày mới được linh thiêng.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Dù mâm lễ, thời gian lễ ông Công ông Táo có thể khác nhau, nhưng những điều thiện mà tâm linh hướng đến và những mong ước tốt lành của gia chủ thì đều giống nhau. Cùng chung ý nghĩ, ông Công, ông Táo là người cai quản bếp núc, mỗi năm về chầu Trời một lần để tâu lại những việc làm xấu trong năm của gia chủ, những việc làm xấu sẽ bị ghi lại để tính phúc phận của các thành viên trong gia đình, nên khi hành lễ, gia chủ luôn mong được xá tội cho những việc làm sai trái trong năm và thành tâm hướng tới một năm mới thiện tâm, mạnh khỏe, hạnh phúc:

Sau lễ cúng, cá chép sẽ được phóng sinh xuống các sông, hồ, ao. Đây là một nét văn hóa đẹp, một phong tục cổ truyền cần lưu giữ. Nhưng đáng tiếc là hiện nay ngành chức năng vẫn chưa có một định hướng để phát huy những nét đẹp của phong tục cổ truyền này. Hoạt động thả cá thường gặp khó khăn với người dân các thành phố lớn. Tại Hà Nội, nhiều người phải đứng trên những bờ cao để ném cá xuống sông Hồng, túi nilong, đồ đựng cá trôi nổi, gây ô nhiễm môi trường. Gần đây ở Hà Nội đã có một số sinh viên tình nguyện có mặt tại các điểm như cầu Long Biên, Hồ Hoàn Kiếm để hướng dẫn người dân bỏ rác vào thùng. Thiết nghĩ, ngành chức năng và các địa phương cần có giải pháp, bố trí những điểm thả cá thuận lợi cho người dân, để hoạt động thả cá ngày ông Công, ông Táo thực sự là một hoạt động cộng đồng tâm linh, ý nghĩa, là nét đẹp trước thềm năm mới./.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Kim Thanh- Nguyên Nhung/VOV1

PC_Article_AfterShare_1

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi