Tài tử “Sherlock Holmes” bảo vệ người đồng tình đến chết
Tự nhận đồng tính không khác bán thân
Chia sẻ với tạp chí Out, Benedict Cumberbatch tâm sự về những ngôi sao ở Hollywood phải đấu tranh và dằn vặt trước việc công khai là người đồng tính, thậm chí không dám nói ra vì xu hướng tình dục vẫn đang bị xã hội kỳ thị.
Cumberbatch trên tạp chí dành cho giới đồng tính Out.
“Tôi nghĩ nếu bạn có ý định bán thân để trở thành ngôi sao hàng đầu Hollywood thì cứ việc nói ‘Tôi đồng tính’. Nhưng buồn thay, đó vẫn là một trở ngại vô cùng lớn”, Cumberbatch thắc mắc về những ngôi sao không dám công khai: “Chúng ta đều biết có nhiều sao nam đích thị là người đồng tính nhưng không công khai, có khi từ chối. Tôi thực sự không biết họ hành động như vậy để làm gì“.
Anh cũng thừa nhận hành động vì quyền con người, tình dục và đồng giới đã tạo ra những bước tiến lớn trong xã hội trong suốt 40 năm qua và không gặp nhiều trở ngại, đồng thời đạt được nhiều tiến bộ.
Vai diễn đồng tính trong dự án phim mới
Nam diễn viên sinh năm 1976 khẳng định anh sẽ bảo vệ quyền của người đồng tính “cho đến khi chết” và cho rằng việc đàn áp người đồng tính đang tồn tại và phổ biến trên thế giới là “điều kinh khủng”.
Tạo hình Cumberbatch (phải) trong vai nhà toán học đồng tính Alan Turing (trái) phim The Imitation Game.
Nam tài tử 38 tuổi đang tham gia dự án phim mới về đề tài đồng tính The Imitation Game với vai nhân vật có thật ngoài đời Alan Turing (1912 – 1954), một nhà toán học, nhà mật mã học và logic học đã tìm đến cái chết sau khi anh bị kết tội vì yêu một người đồng giới.
Chia sẻ về nhân vật Alan Turing , Benedict Cumberbatch cảm thấy giận dữ vì cách cư xử của xã hội với những người đồng tính như Alan Turing.
Anh cảm thấy việc Nữ hoàng Anh ân xá cho Turing vào năm 2013 là một hành động quá nhỏ bé và chậm trễ. Cumberbatch cho rằng, mọi người đã xúc phạm và đẩy Turing xuống vực khi anh còn sống trên cõi đời.
Benedict Cumberbatch cảm thấy giận dữ vì cách cư xử của xã hội đương thời đối với người đồng tính như Alan Turing.
“Đó chính là sự xúc phạm với bất kỳ ai khi dùng thẩm quyền hoặc đứng ra chấp thuận cái gọi là lỗi lầm của người khác, đại loại như ‘Thôi, tha thứ cho anh ta’. Người duy nhất nên làm điều đó chỉ có Turing, nhưng anh đã không thể vì chúng ta đã giết chết anh ta. Điều này thực sự khiến tôi vô cùng giận dữ”, Cumberbatch cho biết.
Được biết, bộ phim The Imitation Game dự kiến ra mắt người hâm mộ ngày 21/10/2014.
Trải nghiệm đồng tính thuở học trò
Trong một bài nói chuyện với tạp chí Out dành cho giới đồng tính, ngôi sao The Hobbit đã tiết lộ cho biết, anh đã có rất nhiều khám phá cũng như những trải nghiệm tình dục đồng giới khi anh còn là một nam sinh trung học tại trường Brambletye School ở hạt West Sussex nước Anh. Tuy nhiên Cuberbatch khẳng định “đó không phải là dục vọng hay khao khát”.
“Chỉ là giữa mấy thằng con trai và chuyện về ‘thằng nhỏ’, cũng giống như chuyện tụi con gái thường bàn tán về vòng một, trinh tiết và vòng ba vậy, hoàn toàn không phải là dục vọng”, ngôi sao Sherlock Holmes tâm sự.
Benedict Cumberbatch đến với điện ảnh và được người hâm mộ biết đến với vai Stephen Hawking trong bộ phim truyền hình Hawking (2004) của đài BBC hay nhân vật William Pitt trong bộ phim lịch sử Amazing Grace (2006). Đặc biệt, Cumberbatch nổi tiếng với vai thám tử Sherlock Holmes trong bộ phim Sherlock lấy bối cảnh hiện đại của đài BBC .
Ngoài ra, nhiều khán giả yêu thích các bộ phim bom tấn của Hollywood sẽ còn nhớ đến vai diễn phản diện Khan Noonien Singh của anh trong phần mới nhất bộ phim Star Trek Into Darkness do đạo diễn J.J.Abrams dàn dựng.
Người hâm mộ còn nhớ đến anh qua vai diễn trong bộ phim đề cử Oscar 12 Years a Slave (2013). Bên cạnh đó anh còn tham gia thể hiện vai Necromancer hay lồng tiếng cho rồng lửa Smaug trong loạt phim The Hobbit.
Mới đây, Cumberbatch được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới trong số báo thứ 100 của tạp chí này xuất bản năm 2014.
Alan Turing được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Phép thử Turing (Turing test) là một trong những cống hiến của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng tất cả những gì tính được bằng thuật toán đều có thể tính được bằng máy Turing.
Một cuộc điều tra đã xác định nguyên nhân chết là tự tử, nhưng mẹ ông và một số người khác tin rằng cái chết của ông là một tai nạn. Ngày 10/9/2009, thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt chính phủ Anh chính thức xin lỗi về cách đối xử với Turing sau chiến tranh. |
from WordPress http://ift.tt/1og0jq2
via TCTEDU
No comments