1 chi tiết trong "Về nhà đi con" khiến dân mạng tranh cãi hơn 2000 bình luận - Dạy Nghề Tóc

Breaking News

1 chi tiết trong "Về nhà đi con" khiến dân mạng tranh cãi hơn 2000 bình luận

(Dân Việt) Bộ phim truyền hình hot nhất màn ảnh nhỏ hiện nay có chi tiết liên quan tới ông Sơn gây tranh cãi nảy lửa.

Cư dân mạng tiếp tục tranh luận về "hạt sạn" mới đây bị đưa ra bàn luận trong "Về nhà đi con".

 1 chi tiet trong "ve nha di con" khien dan mang tranh cai hon 2000 binh luan hinh anh 1

Ông Sơn đau đớn khi các con đối xử không tốt với người phụ nữ bán hoa

Trong tập trước, ông Sơn đau khổ khi Thư một mực phản đối và có thái độ hỗn láo với người phụ nữ bán hoa mà ông quen. Ông rơi vào trạng thái bần thần, tĩnh lặng và không thiết ăn uống. Tinh thần suy sụp khiến ông không may bị ngã ở nhà.

Ông Sơn phải bó bột vì bị rạn xương chân. Dần dà, ông cũng bình phục. Tinh thần ông tốt lên sau khi các con, nhất là Thư, thể hiện thái độ hòa hợp và tới xin lỗi người phụ nữ bán hoa. Ông và cô bán hoa cũng nhắn tin, gọi điện cho nhau như trước.

 1 chi tiet trong "ve nha di con" khien dan mang tranh cai hon 2000 binh luan hinh anh 2

Tình huống ông Sơn đi nạng gây tranh cãi

Tuy nhiên trong tập phim phát sóng tối 27.6, tình huống ông Sơn tệp tễnh đi nạng lại trở thành đề tài bình luận của cư dân mạng. Nhiều ý kiến cho rằng "có gì đó sai sai" ở khoảnh khắc này. Chỉ riêng 1 post về chi tiết này đã thu hút hơn 2000 bình luận của dân mạng.

Một số bình luận đưa ra, cho rằng ông Sơn đau chân trái nhưng lại cầm nạng bên phải đi là điều bất bình thường.

Bạn Đình Thắng nhận xét: "Để nhấc 1 chân thì chân còn lại phải là chân trụ, ở đây chân trái đau thì phải nạng bên trái để cái nạng làm trụ thay cho chân trái khi di chuyển ? Ủa chứ chân trái đau mà lại nạng cho chân phải thì chân trái vẫn phải tự làm trụ ? Vậy nạng làm cái gì nữa".

Một khán giả khác đưa ra bình luận: "Chống vậy mới đúng. Nhưng đa số mọi người luôn chống bên chân đau. Và khi lành chân không đi cảm giác bị tật". Một số ý kiến khác cũng đồng tình vì theo kinh nghiệm, do thói quen nên chống bên chân đau dễ đi hơn.

Tuy nhiên, một loạt ý kiến khác phản bác lại nhận xét trên và khẳng định cách cầm nạng của ông Sơn là hoàn toàn bình thường. "Không biết đừng phát biểu liều", "Chống nạng như vậy là đúng rồi", "Chống bên không đau để hạn chế tối đa tác động lực bên đau nhé. Các cậu chưa gãy chân bao giờ nên nghĩ sai rồi"... là một loạt ý kiến của cư dân mạng.

Thậm chí không ít người còn tra Google để khẳng định việc chống nạng bên chân không đau mới đúng.

 1 chi tiet trong "ve nha di con" khien dan mang tranh cai hon 2000 binh luan hinh anh 3

Một cư dân mạng chụp lại màn hình để khẳng định cách chống nạng của ông Sơn đúng

Thực tế, trong phim này, nhân vật ông Sơn đang chuẩn bị đi tháo bột và điều này phù hợp về mặt lý thuyết.

Nguồn: Sưu Tầm

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi