Đấu giá tác phẩm nghệ thuật bao giờ chuyên nghiệp? - Dạy Nghề Tóc

Breaking News

Đấu giá tác phẩm nghệ thuật bao giờ chuyên nghiệp?

Kể từ phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được xem là chuyên nghiệp của nhà Lạc Việt vào ngày 28/ 5/2016 đến nay trong hơn 2 năm đã có hàng chục phiên của nhiều nhà đầu giá diễn ra. Và không ít phiên bị “dính” tranh giả hay nghi án tranh giả. Việc chưa đưa ra những “chuẩn” cần có của một phiên giao dịch, nên vẫn là một sự thiếu chuyên nghiệp.

Đấu giá tác phẩm nghệ thuật, thật ra không mới ở thị trường mỹ thuật Việt Nam. Năm 1923 tại Hà Nội, 4 bức tranh của họa sĩ Nam Sơn (1890- 1973) là Ông già Kim Liên, Cô gái Bắc kỳ, Nhà nho xứ Bắc, Tĩnh vật đã tham gia một cuộc đấu xảo và bán thành công. Đây được xem là cột mốc sớm nhất của thị trường mỹ thuật Việt Nam. Do nhiều lý do về lịch sử nên thị trường này gần như “đóng cửa” suốt mấy chục năm ở Việt Nam.

Thị trường đấu giá thật giả chưa phân định.

Trong hơn 2 năm nay, thấy rõ tiềm năng thị trường mua bán tác phẩm nghệ thuật mang lợi nhuận cao ở Việt Nam nên nhiều nhà đấu giá lần lượt ra mắt, cùng các phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật cũng liên tiếp được tổ chức định kỳ, tạo nên một sự sôi động khá lạc quan.

dau gia tac pham nghe thuat bao gio chuyen nghiep hinh 1
Bức tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Đông vẽ (bên phải), bức tranh giả chữ ký họa sĩ Vũ Giáng Hương (bên trái).

Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội hiện có gần 20 nhà bán đấu giá chuyên nghiệp có tên đăng ký tại Sở Tư pháp TP Hà Nội. Tối ngày 17/12/2016, Lý Thị (Lythi Auction) tổ chức phiên đấu giá đầu tiên tại TP.HCM, với 14/26 tác phẩm nghệ thuật được bán. Hoạt động sôi nổi và liên tục nhất là Chọn (Chọn Auction House), trung bình mỗi tháng một phiên. Ngoài ra còn có PI (Hà Nội), vài chục nhóm đấu giá tranh trên mạng, hoạt động mạnh nhất là Vietnam Art Space (9.400 thành viên) và Viet Art Now (4.200 thành viên), sàn giao dịch Công ty Tầm nhìn Mỹ thuật Đông Dương (Indochine Art). Chưa nói đến những phiên đấu giá từ thiện của Nhà Chống Lũ, Live To Love Vietnam, Operation Smile Vietnam… cũng đã thu hút nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị.

Tuy có kích thích sự phát triển của thị trường mỹ thuật nhưng hoạt động của các nhà đấu giá gặp không ít vấn đề. Nhà đấu giá PI là một điển hình, không ít lần PI bị phát hiện “ghi bừa” tên tác giả- họa sĩ vào tranh “không rõ xuất xứ” mang ra đầu giá, rồi bị chính những họa sĩ có tên đó phát hiện không phải tranh của mình. Gần nhất là vụ ghi tên họa sĩ Phạm Hà Hải vào một bức tranh “vô danh”, khi bị chính họa sĩ phát hiện thì vội xóa tên, và vẫn mang đấu giá.

Chọn gây chú ý nhiều trong giới bởi đã thực hiện được 16 phiên đấu giá với khoảng hơn 600 tác phẩm trong khoảng 2 năm nay, nhưng đây cũng là nhà bị “dính” nghi án tranh giả gây xôn xao dư luận nhiều nhất ở các lô tranh mang tên các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Điển hình bức “Phố cũ” đề tác giả Bùi Xuân Phái trong một phiên đấu giá năm 2017 của Chọn, nó giống hệt bức cùng tên, cùng tác giả trong phiên đấu giá của Sotheby’s (Singapore) năm 2006 và phiên đấu giá của Christie’s (HongKong- Trung Quốc) năm 2014. Vụ mới nhất là tháng 7/2018 nhà sưu tập Phạm Việt Phương (Hà Nội) gửi đến Chọn bức tranh lụa chân dung bé gái, tên tác phẩm: “Con gái nhà văn Dương Thu Hương”, tác giả Vũ Giáng Hương, sáng tác năm 1995, chữ kí “Huong 95” góc dưới phải, mức giá đề xuất 3000 USD, tác phẩm đã được trưng bày công khai trước công chúng tại nhà đấu giá Chọn, và kết quả phát hiện đây là bức tranh giả mạo chữ ký họa sĩ Vũ Giáng Hương.

Cho tới hôm nay thì nhiều vụ việc thế nào vẫn là “ẩn số”, chưa tính đến những lời đồn về việc rửa tiền qua các phiên đấu giá như tạo người mua ảo để tăng giá tác phẩm…

PC_Article_Middle

Loading...

Khi nhà đấu giá thiếu chuyên nghiệp

Khi họp báo xử lý vụ tranh mang chữ ký giả mạo họa sĩ Vũ Giáng Hương của Chọn, Giám đốc điều hành Trần Quốc Hùng cho biết: “Việc thẩm định các tác phẩm đấu giá hoàn toàn bằng mắt nhìn. Tuy nhiên, đơn vị đấu giá không thể cung cấp tên tuổi các thành viên của Hội đồng thẩm định vì đây là uy tín của cá nhân”. Với bức tranh “Phố cũ”, dù con trai của họa sĩ Bùi Xuân Phái khẳng định với truyền thông là giả nhưng không ai đưa được chứng cứ thuyết phục nên sự việc rơi vào quên lãng. Rồi những bức tranh của các họa sĩ đương thời hoặc tranh có thể xác thực dễ dàng khi bị nghi ngờ cũng không được các nhà đấu giá quyết liệt làm rõ trắng đen. Rất nhiều sự cố chưa được các nhà đấu giá nghệ thuật giải quyết thấu đáo cho thấy quy trình hoạt động của họ còn non kém, thiếu chuyên nghiệp.

dau gia tac pham nghe thuat bao gio chuyen nghiep hinh 2
Bức tranh Phố cũ (được cho là) của Bùi Xuân Phái.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Trần Khánh Chương từng chia sẻ: “Một bức tranh hoặc hiện vật đưa ra đấu giá nếu có nghi vấn về mức độ thật, giả thì chủ sở hữu và nhà đấu giá phải chịu trách nhiệm xác minh. Điều này vừa để khẳng định uy tín của nhà đấu giá, vừa là cơ hội đưa vấn nạn tranh giả ra pháp luật”. Nhưng chẳng có nhà nào có trách nhiệm “truy” xem sự thật ở đâu, mà chỉ trốn tránh bằng cách “hạ” xuống không giao dịch, hoặc lấp liếm bằng những kiểu như “không biết”, “không rõ”…

Thị trường tác phẩm nghệ thuật ở Việt Nam còn non trẻ, nhưng với thế giới thì đây là một thị trường rất sôi động, các tác phẩm được bàn đấu giá được xem là tài sản có thể thế chấp ngân hàng, hay là “bất động sản” thuộc gia tài của chủ nhân… Nên việc đấu giá các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam phải có sự minh bạch. Ít nhất là vai trò của các nhà thẩm định có đủ Tâm- Tầm- Uy tín trong giới, để tăng giá trị thẩm định tác phẩm. Nếu không làm việc cẩn trọng, để xảy ra nhiều sự cố liên quan đến tính minh bạch thì càng làm cho thị trường mỹ thuật trong nước bị sụt giảm niềm tin. Nhà đấu giá nghệ thuật với tư cách là người trung gian, cây cầu kết nối tác giả, người sở hữu với nhà sưu tầm, công chúng phải đi đến tận cùng trách nhiệm của mình.

Đã tới lúc cần quy chuẩn hóa, đặt ra tiêu chuẩn về vốn, uy tín, đội ngũ chuyên gia, quy trình hoạt động... để trở thành một nhà đấu giá nghệ thuật chuyên nghiệp. Có như vậy, vai trò và chức năng góp phần minh bạch thị trường mỹ thuật của nhà đấu giá mới được phát huy./.

CTV Hoài Hương/VOV.VN

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi